giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI NHƯ THẾ NÀO?

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phức tạp, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Khi tranh chấp xảy ra người dân thường không biết cách giải quyết các tranh chấp này theo quy định của pháp luật. Việc không biết thủ tục giải quyết dẫn đến tranh chấp kéo dài, phức tạp và lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó đó, tranh chấp liên quan đến đất đai cũng phức tạp. Tranh chấp về giao dịch đất đai, tranh tranh  thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng là bất động sản …

Trong bài viết này chỉ đề cập đến tranh chấp đất đai theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013:“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Khi tranh chấp xảy ra, nhà nước khuyến khích các bên tiến hành hòa giải, theo khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Tự hòa giải là các bên tự hòa giải với nhau. Hòa giả ở cơ sở là hòa giải thông qua hòa giải viên theo Luật Hòa giải cơ sở.

Hình thức hòa giải tại UBND cấp xã đây là thụ tục bắt buộc nếu muốn các cấp tiếp theo giải quyết. Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Lưu ý UBND cấp xã  nới có đất tranh chấp sẽ tổ chức hòa giải khi có yêu cầu của một trong các bên.

Sau khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì các bên có quyền yêu cầu các cấp tiếp theo giải quyết:

Trường hợp đất chưa được cấp GCNQSDĐ thì có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Trường hợp đã có GCNQSDĐ hoặc chưa có thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ Luật Hòa giải,đối thoại tại Tòa án thì trước khi Tòa án thụ lý giải quyết thì các đương sự có quyền lực chọn Hòa giải viên để tiến hành hòa giải nhưng đây không phải thủ tục bắt buộc.

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai xảy ra nhà nước luôn tạo điều kiện để các bên thương lượng hòa giải. Đó là khuyến khích tự hòa giải, hòa giải thông qua Hòa giải viên cơ sở, hòa giải tại UBND cấp xã, hòa giải theo  Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và hòa giải trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên đối với những tranh chấp đất đai phức tạp, các bên gần như không thể hòa giải được mà muốn giải quyết nhanh chóng thì chỉ yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã nếu không được thì khởi kiện luôn ra Tòa án để được giải quyết nhanh chóng.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi góp ý xin liên hệ số điện thoại 0981699499

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *